Công dụng của Nhung Huơu và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Nhung Huơu là gì?

Hươu là động vật nhai lại, thuộc lớp có vú Mammalia, họ Hươu Cervidae và bộ Guốc Chuan Artiodactyla.

Trong thiên nhiên người ta thường nhầm lẫn giữa con hươu và con nai. Thực chất cả hai loại động vật này đều thuộc họ Hươu, chỉ khác nhau một vài đặc điểm.

Con hươu cao khoảng 1m, dài từ 0.9 đến 1.2m, lông thường có màu đỏ hồng rất mịn, thân có nhiều đốm trắng. Trong khi đó nai thường to và khoẻ hơn hươu, lông cứng hơn và có màu nâu, xám và đặc biệt không có đốm ở thân.

Vậy còn nhung hươu là gì? Nhung hươu hay còn gọi là lộc nhung hoặc mê nhung, chính là phần sừng non của hươu nai đực.

Lộc nhung là sừng non của con hươu đực còn mê nhung là sừng non của con nai chế biến thành

Nhung huơu

Hầu hết các loại hươu nai đều có cặp sừng lớn, thường rụng vào cuối mùa hè và mọc lại sừng mới vào mùa xuân năm sau. Sừng non mới mọc rất mềm, có một lớp lông mịn phủ bên ngoài, bên trong có nhiều mạch máu, mô sụn, cảm giác chạm vào mềm mượt như nhung nên được gọi là nhung hươu.

Để lấy làm dược liệu phải chọn sừng non của con hươu đực trên 3 năm tuổi.

Các loại nhung hươu hiện nay

Lộc nhung được phân loại căn cứ vào thời điểm thu hoạch và độ tuổi của hươu, gồm 4 loại sau:

  • Huyết nhung: Nhung ngắn, mềm, còn mọng máu, da hồng, đầu nhung tù, lông thưa nhưng rất mịn, được cắt khi sừng non còn chưa phân nhánh. Đây là loại nhung có giá trị nhất và được khai thác triệt để nhất.
  • Nhung yên ngựa: Cắt sừng non khi đã bắt đầu phân nhánh nhưng các nhánh chỉ vừa nhú lên còn ngắn, nhánh bên dài bên ngắn giống yên ngựa. Đây cũng là loại nhung quý vì đã phát triển nhưng chưa bị phân hoá thành sừng, cần canh thời gian khai thác nghiêm ngặt.
  • Nhung chìa vôi: Thu hoạch sừng non khi hươu đực chưa đủ 3 tuổi, kích thước nhỏ, sấy khô chỉ còn khoảng 50gr, chất lượng thấp.
  • Nhung gác sào: Thu hoạch sừng của hươu đã già, sừng đã phân nhánh, lông cứng dày, đây là loại chất lượng thấp nhất.

Ngoài ra, chất lượng của nhung hươu còn phụ thuộc vào chất lượng giống hươu, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu,…

Ngoài nhung hươu Việt Nam thì trên thị trường còn có nhung hươu Siberia (Nga) và nhung hươu NewZealand,…

Thành phần và tác dụng của nhung hươu

Nhung hươu một trong tứ đại thượng dược “sâm, nhung, quế, phụ” là vị thuốc quý, từ hàng ngàn năm trước đã được dùng để dâng lên các bậc vua chúa, đế vương.

Những tác dụng tuyệt vời của nhung hươu đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu cổ của Y học cổ truyền và cả những công trình nghiên cứu khoa học hiện đại.

Tác dụng của nhung hươu trong Đông y

Tài liệu cổ ghi chép rằng, nhung hươu là vị dược liệu quý, có vị ngọt mặn, tính ôn và không độc, cực kỳ bổ dưỡng, được quy vào 2 kinh Can, Thận.

  • Tác dụng: Bổ tuỷ, sinh tinh cường tinh, ích huyết, bổ thận tráng dương, trị hư lao, tinh thần mê muội, ích khí, dưỡng cốt, an thai, hạ khó, phá huyết ứ, sinh xi, bất lão, hạ ác huyết, tốt cho người thể hư hàn sợ lạnh.
  • Chủ trị các chứng: Nam giới bị di tinh, mộng tinh, liệt dương, vô sinh; nữ giới tử cung hư lạnh, bạch đới, tắc tia sữa; giúp xương cốt chắc khoẻ, trị thấp khớp, đau lưng, mỏi gối; chữa lậu, co giật, ung bướu, thần kinh suy nhược, gầy ốm, tốt cho người hư hàn bị sợ lạnh, tiểu nhiều, tiểu đêm, đổ mồ hôi, đau đầu, đại tiện phân lỏng, trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, tiêu chảy, trị sốt rét, tán sỏi, nóng trong xương cốt.

Ngoài ra, dược liệu còn được dùng như một vị thuốc bổ, bồi bổ cơ thể và kéo dài tuổi thọ.

Trong Y học hiện đại nhung hươu có tác dụng gì?

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong nhung hươu có chứa tới hơn 25 loại acid amin, 26 nguyên tố vi lượng cùng rất nhiều thành phần vitamin, khoáng chất dồi dào khác.

Những thành phần trong nhung hươu với hàm lượng dồi dào kết hợp với nhau đem lại tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người khi sử dụng.

  • Chondroitin: Một thành phần quan trọng trong cấu trúc của sụn khớp, giúp xương cốt chắc khỏe, vận động dẻo dai, linh hoạt và bền bỉ hơn.
  • Glycosaminoglycans: Hình thành các mô liên kết, bôi trơn khớp xương, tăng cường sự bền bỉ cho xương.
  • Pantocrin: Là một nguyên liệu được sử dụng trong điều chế các loại thuốc hỗ trợ chức năng sinh lý cho cả nam và nữ, trẻ hoá cơ quan sinh dục.
  • Acid uronic: Hỗ trợ chức năng sinh hoá, tăng cường sức lực, tạo cảm giác hưng phấn, thoải mái.
  • Prostaglandin: Chống viêm, phục hồi các tổn thương nhanh chóng.
  • Hyaluronic: Kích thích sản sinh tế bào mới, chuyển hoá tế bào cũ, tốt cho xương khớp và trẻ hoá da.
  • IGF-1: Một loại protein giúp kích thích sự phát triển của các tế bào và nhân ở xương sụn, tế bào thần kinh, giúp phát triển trí não và chiều cao.
  • Bạch cầu trung tính: Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Collagen, axit amin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất, protid, lipid,…: Bồi bổ và hỗ trợ hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, gìn giữ sự trẻ trung, đẹp da,…

Trong Tây y, nhung hươu được ứng dụng rất nhiều trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, dược liệu còn là vị thuốc bổ tự nhiên, làm chậm quá trình lão hoá cho con người.

Các cách sử dụng nhung hươu đúng và đảm bảo an toàn

Trên thị trường hiện nay có 2 loại chính là nhung tươi và nhung khô. Không phải ai cũng biết cách dùng nhung hươu sao cho đúng, vừa phát huy hiệu quả cao nhất vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Qua tham khảo ý kiến của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Hiện là viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển y dược học cổ truyền, chúng tôi sẽ hướng dẫn các cách sử dụng tốt nhất.

Cách sử dụng nhung hươu tươi

Trước tiên, bạn đọc phải lưu ý rằng, muốn dùng nhung hươu tươi phải đảm bảo cạo sạch lớp lông nhung bên ngoài. Đã có rất nhiều trường hợp do không biết cách sơ chế mà lông nhung bị sót, khi dùng vào người sẽ dẫn đến viêm ruột, viêm đường tiêu hoá. Đặc biệt, bệnh viêm ruột do lông hươu cực kỳ khó chữa dứt điểm.

Các chuyên gia đánh giá rất cao nhung tươi, có thể dùng để nấu cháo, hấp với cơm, nấu canh, ngâm rượu thuốc, ngâm mật ong dùng dần.

  • Nấu cháo: Nhung hươu thái lát mỏng, xay nhỏ. Mỗi lần dùng 1 thìa cafe để nấu cùng cháo trắng, ăn nóng mỗi ngày 1 đến 2 lần.
  • Hấp cơm: Nhung thái lát mỏng, hấp trong nồi cơm và ăn mỗi ngày từ 0.5 – 3g.
  • Nấu canh: Thái lát mỏng, băm nhỏ rồi cho vào bát canh nóng để ăn. Mỗi lần chỉ ăn 0.5 – 3g nhung.
  • Nhung hươu tươi ngâm mật ong: Thái lát mỏng, ngâm cùng mật ong theo tỷ lệ cứ 100g dùng 250ml mật ong. Mỗi ngày lấy ½ chén nhỏ cho vào bát nước gạo và hấp cách thuỷ 10 phút, ăn 2 lần mỗi ngày.
  • Nhung hươu ngâm rượu: Nhung tươi thái hoặc chẻ mỏng, ngâm với rượu nếp theo tỷ lệ 100g ngâm 0.65 lít rượu trên 45 độ trong 1 tháng. Hoặc có thể kết hợp với dược liệu khác như dâm dương hoắc, ba kích, kỷ tử, nhục thung dung, sơn dược, củ mài,…

Nhung hươu tươi tốt nhất nên dùng ngay hoặc phải bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để giữ tươi ngon và dưỡng chất.

Cách sử dụng nhung hươu khô

Dùng nhung hươu khô tiện lợi hơn, đã được sơ chế sạch sẽ và sấy khô hoàn toàn, hoặc có thể dùng bột làm từ nhung khô đều được.

  • Ăn cùng cháo trắng: Cắt lát và sao khô cho giòn rồi xay nhỏ, nấu cùng cháo trắng ăn mỗi ngày 5 – 10g.
  • Ngâm rượu: Nhung khô thái hoặc chẻ, cứ 100g nhung khô ngâm 1,5 lít rượu ngon trong 1 tháng.
  • Pha trà: Thái lát mỏng, nhỏ, đun và hãm thành nước trà.

Nhung hươu khô dễ bảo quản hơn so với dạng tươi, chỉ cần bảo quản trong lọ kín, để nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ quá cao, ẩm mốc.

Nhung hươu để làm gì – Các món ăn chữa bệnh

Trong dân gian, lộc nhung cũng có thể dùng để chế biến thành các món ăn vừa ngon miệng, vừa có tác dụng chữa bệnh. Đây là một cách dùng thú vị, dễ ăn và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

  • Món thận dê hầm nhung hươu: Thành phần gồm có 1 đôi thận dê, lộc nhung, tiểu hồi, thỏ ty tử. Tất cả đem ninh nhừ và nêm nếm gia vị cho vừa miệng và ăn ngay khi còn nóng. Ăn món này thường xuyên có tác dụng chữa đau lưng, bổ thận, tráng dương.
  • Món nhung hươu hầm nấm: Nguyên liệu gồm 2g nhung tươi, 150g nấm hương, 250g bắp cải, 20g rượu trắng, mỡ lợn, gừng, bột lọc và gia vị. Nhung ngâm với rượu, nấm ngâm nở cắt sợi, bắp cải thái miếng. Đổ nước và gia vị, rượu ngâm nhung vào đun sôi, khi sánh đặc lại thì cho bắp cải, nấm hương và bột lọc hòa tan vào cho đến khi sền sệt. Món ăn này giúp tráng dương, ôn thận hiệu quả.

Ứng dụng công dụng của nhung hươu trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh

Hàng ngàn năm về trước, trong Đông y nhung hươu đã là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả và được tin dùng rộng rãi. Bên cạnh các cách sử dụng hàng ngày thì có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thảo dược khác để tăng hiệu quả bài thuốc.

Tác dụng của nhung hươu đối với nam giới

Có thể nói, đây là một vị dược liệu quý và cực kỳ thích hợp cho nam giới, đặc biệt trong vấn đề sinh lý.

Bài thuốc 1 – Chữa liệt dương, thận hư, tiểu nhiều

  • Dùng 20 – 40g nhung hươu tươi, sơ chế sạch sẽ.
  • Ngâm rượu trắng 40 độ trong ít nhất 7 ngày.

Mỗi ngày nam giới uống 1 – 2 chén nhỏ vào bữa cơm để tăng cường chức năng sinh lý, nhưng tuyệt đối không lạm dụng uống quá nhiều, ảnh hưởng chức năng gan thận.

Bài thuốc 2 – Chữa thận dương bất túc, tinh khí hao tổn

Nam giới mắc chứng này thường có biểu hiện rối loạn cương dương, liệt dương, di tinh, hoạt tinh, đau nhức lưng đầu gối, ù tai.

  • Dùng các dược liệu lộc nhung, nhân sâm, thục địa, câu kỷ tử, phụ tử với trọng lượng bằng nhau.
  • Tán thành bột mịn sau đó trộn đều vào với nhau.
  • Thêm mật ong để vo thành viên hoàn dùng dần.

Mỗi ngày uống khoảng 10g viên hoàn để uống.

Bài thuốc 3 – Chữa liệt dương đi kèm tiểu nhiều, tiểu đêm

  • Đem lộc nhung sao cùng với rượu trắng, rồi tán thành bột mịn bảo quản trong hộp kín.
  • Sắc nước thuốc 20g dâm dương hoắc thu được nước thuốc.
  • Mỗi lần uống 0.8 – 1.2gr bột cùng với nước sắc dâm dương hoắc.

Dùng 2 lần mỗi ngày, kiên trì dùng đều đặn trong nhiều tháng để có kết quả tốt nhất.

Bài thuốc 4 – Mạnh gân cốt, kích thích ham muốn tình dục 

Làm cao là một trong những cách bào chế dược liệu của lộc nhung. Sử dụng  cao nhung hươu có tác dụng gì với cơ thể? Chế phẩm này được cô cao từ nhiều dược liệu quý, có tác dụng với nam giới trong sinh lý và làm mạnh gân cốt.

  • 30g lộc nhung, 10g nhân sâm đem nghiền nát thành bột mịn.
  • 100g địa hoàng, 90g hoàng kỳ, 45g đương quy sắc 3 lần nước, sau đó trộn lẫn 3 lần nước thuốc vào với nhau, chắt bỏ bã chỉ lấy nước thuốc.
  • Hoà nước thuốc vào bột, thêm mật ong nguyên chất và luyện thành cao lỏng.

Mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần, mỗi lần dùng 5ml cao lỏng.

Bài thuốc 5 – Chữa di tinh, hoạt tinh 

  • Đem 50g nhung hươu ngâm rượu trắng cho nhuận rồi sấy cho khô, cuối cùng tán thành bột mịn.
  • Tiếp tục dùng 250g hoàng kỳ, 250g bạch thược, 250g dâm dương hoắc, 100g hồng sâm, 100g đương quy tất cả đều ở dạng khô, đem tán thành bột mịn.
  • Trộn đều tất cả dược liệu với nhau và bảo quản trong lọ kín.

Mỗi lần uống dùng 5g dược liệu chiêu thuốc với rượu, ngày dùng 2 lần sáng tối.

Bài thuốc 6 – Chữa tinh huyết suy kiệt 

Nam giới bị suy kiệt tinh huyết sẽ có các triệu chứng mặt đen sạm, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, miệng luôn khô khát, nước tiểu đục, trên táo nhưng dưới hàn, lưng đỏ.

  • Chuẩn bị 2 vị thuốc với liều lượng bằng nhau gồm nhung hươu và đương quy, đem tán thành bột mịn và trộn đều với nhau.
  • Dùng thịt ô mai đem nấu thành cao rồi hoà bột thuốc vào, vo tròn thành viên hoàn.

Mỗi ngày nam giới uống 8 – 12g thuốc hoàn cùng với nước cơm.

Bài thuốc 7 – Chữa tinh huyết thô

Tinh huyết thô thường đi kèm với hiện tượng hay sốt về chiều tối, đổ mồ hôi nhiều, chân tay mỏi nhức, trong người luôn có cảm giác hồi hộp, lo sợ.

  • 40g nhung hươu chưng với rượu, 40g phụ tử bào sau đó tán nhỏ thành bột mịn, chia thành 4 phần dùng trong 4 ngày.
  • Lấy 10 lát sinh khương đem sắc thành nước thuốc, dùng để uống với bột thuốc khi còn ấm nóng.

Bài thuốc 8 – Tác dụng của rượu nhung hươu

Một trong những cách dùng lộc nhung được nam giới ưa chuộng nhất chính là ngâm rượu thuốc. Dùng rượu thuốc không chỉ thỏa mãn thói quen nhâm nhi rượu mỗi ngày của nhiều nam giới mà còn có tác dụng tăng cường sinh lực đàn ông, chữa di tinh, mộng tinh, bổ thận tráng dương, tăng cường sức khoẻ.

Tuỳ sở thích mà bạn có thể ngâm nhung hươu cùng với các thảo dược khác nhau.

  • Cách 1: 6g lộc nhung cùng 30g sơn dược đem ngâm trong 0.5 lít rượu trắng 40 độ trong 10 – 15 ngày thì có thể uống được.
  • Cách 2: 20g lộc nhung cùng 90g đông trùng hạ thảo, đem ngâm với 1.5 lít rượu ngon trong 1 tháng.

Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 chén nhỏ tương đương 10 – 20ml. Ngoài ra, rượu thuốc này còn có tác dụng điều hoà kinh nguyệt ở nữ giới, chữa rong kinh, khí hư, băng huyết hiệu quả.

Tác dụng của nhung hươu với phụ nữ

Đối với phụ nữ, lộc nhung không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà nó còn là một thần dược cho sắc đẹp, lưu giữ nét thanh xuân không tuổi của phụ nữ.

Bài thuốc 9 – Trị chứng hoả suy ở phụ nữ

Hoả suy ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Trong đông y có bài thuốc sau:

  • 80g thục địa, 40g lộc nhung, 40g nhục thung dung, 40g ô tặc cốt, tất cả đem tán thành bột mịn.
  • Mỗi ngày uống 8 – 12g thuốc chia thành 2 lần.

Bài thuốc 10 – Chữa băng lậu

Băng lậu sinh ra do thể hư hàn có triệu chứng ra huyết hư ở âm đạo nhiều không dứt, kéo dài ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

  •  20g mỗi loại bồ hoàng, ô tặc cốt, 12g mỗi loại a giao, đương quy, 1g lộc nhung tán nhỏ thành bột mịn.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g bột cùng với rượu ấm.

Nhung sừng hươu có tác dụng gì cho sức khỏe?

Trong Y học cổ truyền, lộc nhung không chỉ có công dụng chữa bệnh mà còn đem lại hiệu quả bồi bổ cơ thể rất tốt.

Bài thuốc 11 – Dành cho trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

  • Lộc nhung khô đem tán bột hoặc dùng bột lộc nhung chế biến sẵn.
  • Mỗi ngày cho trẻ uống 1 – 2.5gr bột chia thành 2 lần uống.

Trẻ em dùng bột lộc nhung sẽ giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, kích thích cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tăng cân, đồng thời kích thích tăng chiều cao và phát triển trí não.

Bài thuốc 12 – Bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh thiếu máu

Bài thuốc này có cách làm tương tự như bài trên nhưng liều dùng cho người lớn, có tác dụng bổ máu, chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt do cơ thể suy yếu, thiếu máu.

Cách làm như sau:

  • Nghiền nát 200g lộc nhung thành bột mịn.
  • Mỗi lần uống 1 – 3g bột, mỗi ngày chỉ uống 1 lần.

Bài thuốc 13 – Chữa thể hư hàn, thiếu máu 

Người có thể hư hàn, luôn thấy sợ lạnh, đau nhức đầu, người bị thiếu máu dẫn đến cơ thể suy yếu, hay chóng mặt nên dùng thuốc sau:

  • 30g nhung hươu ngâm với rượu qua đêm rồi sấy khô, tán thành bột.
  • 500g long nhãn, 150g hoàng kỳ cũng tán nhỏ thành bột sau đó trộn đều với lộc nhung.
  • Luyện mật ong vo thành viên hoàn nhỏ.

Uống 2g viên hoàn với nước sôi còn ấm mỗi ngày.

Ăn nhung hươu có tốt không, có tác dụng phụ không?

Nhung hươu bổ dưỡng dùng vô cùng tốt, không phải ai cũng có điều kiện được sử dụng thượng dược này. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, dùng nhung hươu phải đúng cách, không thể tự ý sử dụng được.

Quan điểm của Y học cổ truyền là nhung chia thành 3 phần, trẻ em dùng ngọn, người suy kiệt dùng ở giữa và phần dưới dành cho người cao tuổi.

Khi dùng phải dùng liều thấp sau đó tăng dần dần, dùng liều cao ngay khi mới sử dụng cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ làm tổn hại âm khí.

  • Nổi mẩn ngứa, ngứa ngoài da, lở ngứa, người khó chịu do cơ địa dị ứng, không hợp dược liệu.
  • Bên cạnh đó, lông nhung mềm bên ngoài có thể gây viêm ruột, viêm đường tiêu hoá rất khó chữa. Cần phải sơ chế sạch sẽ và đúng cách khi dùng loại nhung tươi.

Ngoài những tác dụng phụ này thì nhung hươu là vị dược liệu quý phù hợp với phần đông người sử dụng.

Nhung hươu trẻ con ăn có tốt không và cần lưu ý gì?

Trong tài liệu cổ “Bản thảo sơ yếu” có ghi chép lại rằng, nhung hươu dùng để trị chứng còi xương, suy dinh dưỡng, kém ăn, tiêu chảy, trị chứng đậu trắng nhạt không vỡ nước,…

Do đó, có thể khẳng định, vị dược liệu này trẻ em dùng rất tốt. Hiện nay, nhung hươu được dùng cho trẻ nhỏ để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ, kích thích cảm giác thèm ăn, kích thích hệ tiêu hoá, giúp trẻ tăng cân, bổ máu, tăng trưởng chiều cao.

Tuy nhiên, chỉ nên dùng cho trẻ em trên 3 tuổi, không dùng cho trẻ nhỏ. Khi dùng hàng ngày cần chia nhỏ liều lượng, không dùng quá 5g mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho con bằng cách làm nhung ngâm mật ong, nấu cháo lộc nhung, trứng hấp lộc nhung tươi,…

Ai cũng dùng được nhung hươu?

Chính vì rất bổ dưỡng nên nhiều người thường sử dụng nhung hươu mà không cần biết nó có thực sự phù hợp với cơ thể của mình không.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng dùng được. Các đối tượng dưới đây không được dùng nhung hươu hoặc muốn sử dụng phải tham khảo kỹ càng ý kiến của người có chuyên môn.

  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng.
  • Người bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, mạch máu xơ cứng, van tim bị hẹp, người viêm thận, gan nóng.
  • Người thể hư nhiệt, có triệu chứng nóng sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm, tiểu ít, nước tiểu vàng đỏ, bị táo bón, máu nóng sinh mụn nhọt, ngứa lở kinh niên.
  • Người béo phì, thừa cân.
  • Người bị bệnh hô hấp như ho khạc có đờm vàng, viêm phế quản,…
  • Người bị rối loạn đường tiêu hoá, tiêu chảy, đầy bụng, bụng sôi.
  • Không dùng khi người tự dưng bị tê dại, người có bệnh truyền nhiễm.

Do đó, để đảm bảo an toàn nhất, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

Ăn nhung hươu có béo không và cách ăn khoa học nhất

Nhung hươu là một dược liệu hội tụ đầy đủ các thành phần dưỡng chất tốt và bổ cho cơ thể, đặc biệt với người gầy.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dược liệu giúp bổ sung dưỡng chất, chất khoáng, vitamin cho cơ thể. Nhờ đó thúc đẩy và nuôi dưỡng tế bào, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hoạt động trao đổi chất, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, ngủ sâu giấc.

Chính vì thế nên nhiều người dùng nhung hươu xong tăng cân rõ rệt. Tuy nhiên, dược liệu này không gây ra béo phì đến nỗi nứt da thịt như nhiều người suy nghĩ.

Nếu dùng dược liệu đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp tăng cân an toàn, không bị béo phì.

Bí quyết nhận biết nhung hươu thật và chất lượng

Một dược liệu quý hiếm, sang trọng và đắt đỏ như nhung hươu thì không thể thiếu những chiêu trò lừa đảo đầy rẫy trên thị trường hiện nay.

Những thủ đoạn hết sức tinh vi và mất nhân tính mà những người kinh doanh lừa đảo nghĩ ra có thể đánh lừa nhiều người không có kiến thức chuyên sâu về dược liệu.

Chiêu trò lừa đảo phổ biến nhất chính là phân phối nhung không có giá trị, bán sừng nhung chìa vôi cắt từ con hươu non hay sừng nhung gác sào đã già và hoá sừng. Những loại này gần như không có dược tính, chữa bệnh cũng không hiệu quả.

Tinh vi hơn nữa, nhiều người còn nhét tiết lợn với xương thỏ băm nhuyễn vào da chó, da dê rồi tạo hình nhung hươu, sau đó pha phẩm màu đỏ, nâu nhạt lên để đánh lừa người tiêu dùng.

Đặc điểm chung của những loại này là giá rất thấp, sản phẩm không có giấy tờ kiểm định, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Ngoài ra, để nhận biết nhung thật nhung giả, nhung chất lượng nhất, bạn có thể dựa theo các bí kíp sau:

  • Nên mua huyết nhung hoặc nhung yên ngựa, nhung mềm và chưa phân nhánh, dùng dao cắt hết phần nhung nhưng không chạm vào xương tảng của con hươu.
  • Quan sát mặt cắt thật kỹ, loại tốt có mặt cắt sạch, trắng, phần rìa bên ngoài không có chất xương, mặt có lỗ nhỏ như tổ ong, có mùi tanh và vị mặn.

Giá nhung hươu hiện nay rất đắt đỏ, có thời điểm lên đến hàng chục triệu đồng một kg, do đó, để đảm bảo mua được dược liệu chất lượng cao, không bị làm giả và an toàn khi sử dụng nên lựa chọn thương hiệu phân phối uy tín.

Mua Nhung Huơu ở đâu, giá bao nhiêu?

Giá nhung hươu bao nhiêu tiền 1kg còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc, chất lượng nhung, loại lộc nhung, trọng lượng của nhung.

Để biết thêm về sản phẩm và giá, Quý khách vui lòng Phone/Zalo chúng tôi sẽ gửi hình ảnh sản phẩm, trang trại và báo giá chi tiết cho quý khách

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *